Disclaimer (Tuyên bố từ chối trách nhiệm): Trang web này không lưu trữ bất kỳ tệp video nào trên máy chủ của nó. Tất cả nội dung được cung cấp bởi các bên thứ ba không liên kết tuân theo luật bản quyền được Việt Nam và Quốc tế công nhận.
Server 1 Server 2
TRẠI TỬ THẦN
TRẠI TỬ THẦN

TRẠI TỬ THẦN

Trại hành quyết, hay Trại hủy diệt, Trại tử thần là tên gọi chỉ về những trại được Đức Quốc xã thiết lập trong thời kỳ cầm quyền của mình để thực hiện việc hành quyết các tù nhân, các lực lượng đối lập bị bắt và đặc biệt là thực hiện việc tiêu diệt người Do Thái.

Trại Sobibór nằm gần thị trấn vùng nông thôn của Włodawa (tiếng Đức: Wolzek), 85 km về phía nam của tỉnh lỵ, Người Do Thái từ Ba Lan, Pháp, Đức, Hà Lan, Tiệp Khắc  Liên Xô, cũng như các tù binh chiến tranh của Liên Xô, được vận chuyển đến Sobibór bằng đường sắt và chết ngạt trong các phòng hơi ngạt bị phun khí xả của động cơ xăng lớn. Số người đã bị sát hại tại Sobibor lên tới gần 200.000, và có thể còn nhiều hơn. Tại phiên toà xét sau chiến tranh chống lại các cựu nhân viên SS tại Sobibór, được tổ chức trong hai thập kỷ tại Hagen trong giai đoạn Chiến tranh lạnh, Giáo sư Wolfgang Scheffler ước tính tổng số người Do Thái bị sát hại tại trại tối thiểu là 250.000.

Ngày 21 tháng 8 năm 1943, gần 2.000 người mới chuyển đến Sobibor, chỉ có 42 người ra đứng riêng. Họ là thợ may, thợ đóng giày, kim hoàn, cơ khí, thợ mộc, thợ xây dựng và thợ ống nước. Số còn lại bị bắt phải cởi hết quần áo, tháo đồng hồ, tháo kính rồi trần truồng bước vào “phòng tắm” số 1, 2, 3 mà thực chất là phòng hơi ngạt.

Tại kho kiểm tra hành lý, khi tiến hành thu gom những đồ vật quý giá, một tù nhân là Rovka thấy một mảnh giấy viết tay trong túi một chiếc áo khoác. Rovka chuyển cho Leon Feldhendler - người Ba Lan gốc Do Thái, lãnh đạo tinh thần của tù nhân trong trại thông tin rằng ngày 15 tháng 10, Đức Quốc Xã sẽ san bằng trại đồng thời tiêu diệt tất cả tù nhân nhằm che giấu tội ác diệt chủng. Mặc dù mảnh giấy không ký tên nhưng Leon Feldhendler tin rằng người viết nói thật bởi lẽ vài tuần trước đó, trưởng trại Gustav Wagner đã ra lệnh cho tù nhân gấp rút xây thêm 3 phòng hơi ngạt nữa

Ngày 18 tháng 9 năm 1943, bên cạnh những chuyến xe lửa chở người Do Thái thì còn có các đoàn tàu quân sự chở tù binh Liên Xô bị bắt trong những cuộc giao chiến đến trại Sobibor. Trong số này có trung úy Alexander Pechersky - người Nga gốc Do Thái. Sự xuất hiện của nhóm tù binh Liên Xô đã tạo ra ấn tượng rất lớn với các tù nhân ở Sobibor. Ngay buổi tối đầu tiên, Alexander Pechersky gặp Leon Feldhendler với sự phiên dịch của Solomon Leitman vì Leon Feldhendler không biết tiếng Nga còn Alexander Pechersky không nói được tiếng Ba Lan.

Năm ngày sau khi đến trại Sobibor, một lần nữa trung úy Hồng Quân Alexander Pechersky gặp Leon Feldhendler cũng với sự phiên dịch của Solomon Leitman. Trong buổi gặp này, còn có một nhóm những người lãnh đạo tù nhân Do Thái Pháp, Tiệp Khắc, Hungary, Áo, Đức…

Thoạt đầu, khi Leon Feldhendler đề cập đến việc đào thoát thì có ý kiến cho rằng nên chờ những người kháng chiến Ba Lan tấn công trại, giải phóng họ nhưng Pechersky cho rằng: "Với tình hình hiện tại, chẳng ai có thể giải phóng chúng ta bằng chính chúng ta mặc dù cái giá phải trả sẽ rất đắt…”.

Những ngày sau đó, lại có thêm các chuyến xe lửa chở tù nhân đến Sobibor và tất cả đều bị đưa vào phòng hơi ngạt. Điều này càng khiến trung úy Hồng Quân Alexander Pechersky  Leon Feldhendler tin rằng việc xóa sổ Sobibor vào ngày 15 tháng 10 năm 1943 là thật bởi lẽ không một tù nhân mới nào được cho sống để làm việc.

Thời điểm ấy, trại Sobibor có 9 sĩ quan, 120 lính SS và một số nhân viên trật tự người Ukraina canh giữ 600 tù nhân lao động. Ngoài 4 tên SS ngồi trên 4 chòi canh đặt ở 4 góc trại, số còn lại thay phiên nhau giám sát việc đưa tù nhân vào phòng hơi ngạt, lò thiêu xác. Do tin rằng các tù nhân lao động đã được cho sống, không dám bỏ trốn nên việc canh gác có phần lơ là.

Kế hoạch của Pechersky và Leon Feldhendler đặt ra là đầu tiên, nhóm tù nhân cơ khí sẽ cắt đứt mọi đường dây điện thoại để lính Đức không thể gọi ra thị trấn Chełm báo động xin cứu viện. Tiếp theo, trước khi lính Đức vào xưởng may, 4 tù nhân Ba Lan bí mật trốn sau những kiện vật liệu. Khi lính Đức đang thử quần áo, họ sẽ xông ra, giết chúng thật êm thấm. Phía xưởng giày, 2 tù nhân Ba Lan vào trước. Ở nhóm thiêu xác, tù nhân sẽ dùng xẻng đánh chết lính SS rồi đẩy xác vào lò thiêu. Ở khu chôn cất tro cốt, lính SS sau khi bị giết sẽ bị ném xuống những hố này. Sau cùng, với số vũ khí lấy được của những lính Đức đã chết, tù nhân xông vào nơi làm việc của ban chỉ huy trại, bắn hết những ai họ gặp. Lúc mọi việc đã xong, 600 tù nhân đồng loạt lao ra cổng, phá đổ hàng rào thép gai rồi chạy vào rừng...
Mời quý khán giả theo dõi

#Trai Tu Than #Kho Phim Nga
QUẢNG CÁO TIÊU CHUẨN CỦA GOOGLE ADSENSE