Disclaimer (Tuyên bố từ chối trách nhiệm): Trang web này không lưu trữ bất kỳ tệp video nào trên máy chủ của nó. Tất cả nội dung được cung cấp bởi các bên thứ ba không liên kết tuân theo luật bản quyền được Việt Nam và Quốc tế công nhận.
Server 1 Server 2
SỰ CỐ TRẠM SALYUT 7
SỰ CỐ TRẠM SALYUT 7

SỰ CỐ TRẠM SALYUT 7

USSR, tháng 6 năm 1985. Dựa trên các sự kiện thực tế. Sau khi lắp ghép với trạm không gian, trạm vũ trụ Salyut 7 bị sự cố kỹ thuật, các phi hành gia Vladimir Dzhanibekov và Viktor Savinykh đã có lúc tưởng chừng mất đi cả mạng sống khi họ cố gắng khắc phục trạm với mức độ nguy hiểm bên ngoài không gian để đưa trạm trở về...

Xin giới thiệu thêm về chương trình Salyut (tiếng NgaСалю́т, IPA: [sɐˈlʲut], Salute, nghĩa Việt ngữ là Chào mừng) là chương trình trạm không gian đầu tiên được Liên Xô thực hiện, trong đó bao gồm một loạt bốn trạm không gian nghiên cứu khoa học và hai trạm không gian do thám quân sự có phi hành đoàn trong khoảng thời gian 15 năm, từ 1971 đến 1986. Hai trạm Salyut khác đã phóng thất bại. Salyut một mặt được thiết kế để thực hiện nghiên cứu dài hạn các vấn đề về cuộc sống trong vũ trụ và một loạt các thí nghiệm về thiên văn học, sinh học và tài nguyên Trái đất, mặt khác chương trình dân sự này đã được sử dụng như một vỏ bọc cho các trạm quân sự tuyệt mật Almaz đứng đằng sau dự án Salyut. Salyut 1, trạm đầu tiên trong chương trình, trở thành trạm không gian đầu tiên có phi hành đoàn trên thế giới.

Salyut đã phá vỡ nhiều kỷ lục chuyến bay vũ trụ, trong đó có một số kỷ lục về thời gian, lần đầu tiên các phi hành đoàn bàn giao một trạm không gian trên quỹ đạo và một số kỷ lục ra ngoài khoảng không. Chương trình Salyut có vai trò quan trọng đối với sự phát triển công nghệ các trạm không gian từ cơ bản, giai đoạn phát triển kỹ thuật, từ trạm lắp rắp một cổng đến phức tạp - đa cổng, thành tiền đồn dài hạn trên quỹ đạo với năng lực khoa học ấn tượng, mà công nghệ tiếp tục được kế thừa cho đến nay. Cuối cùng, kinh nghiệm thu được từ các trạm Salyut tiếp tục mở đường cho các trạm không gian nhiều mô-đun như Mir và Trạm vũ trụ quốc tế, mà mỗi trạm đều sở hữu mô-đun tâm điểm có nguồn gốc từ Salyut.

Mir-2 (DOS-8), tram vũ trụ cuối cùng của loạt Salyut, đã trở thành một trong các mô-đun đầu tiên của ISS. Mô-đun đầu tiên của ISS, Zarya do Nga chế tạo, phần lớn dựa vào công nghệ phát triển trong chương trình Salyut.

#Phim Nga #Kho phim Nga #khophimnga.com
QUẢNG CÁO TIÊU CHUẨN CỦA GOOGLE ADSENSE